Chuyển tới nội dung

Quy trình nghiệp vụ quản lý kho đơn giản, chính xác nhất

Quy trình nghiệp vụ quản lý kho đơn giản và chuẩn xác nhất mà không phải ai cũng biết sẽ được chia sẻ chi tiết đến bạn trong bài viết này để bạn tham khảo qua. Từ đó có thêm những kiến thức hữu ích dành cho mình nhé. 

Trong mọi doanh nghiệp nào cũng vậy, đều có những quy trình vận hành riêng của mình. Nhất là đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập xuất hoặc lưu trữ hàng hóa. Chính vì vậy mà việc sở hữu một quy trình quản lý kho đúng, thì sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình triển khai.

Vậy thì những quy trình quản lý kho đó là gì? câu trả lời mà bạn đang quan tâm sẽ được Lưu Hồ Sơ chia sẻ đến bạn sau đây. Hãy cùng tham khảo qua nhé.

Tiêu chuẩn ISO trong quy trình quản lý kho hàng

Quy trình quản lý kho hàng theo tiêu chuẩn ISO đề ra đó là một trong những tiêu chuẩn được đúc kết dựa vào kinh nghiệm của những doanh nghiệp lớn trên thế giới trong việc thực hiện quản lý kho hàng. Từ đó những doanh nghiệp đang hoạt động cùng lĩnh vực có thể áp dụng để đảm bảo quá trình lưu trữ hàng hóa của mình.

Tiêu chuẩn ISO trong quy trình quản lý kho hàng

Tiêu chuẩn ISO trong quy trình quản lý kho hàng

Mục đích chính của tiêu chuẩn này vẫn là tối ưu hóa được quá trình lưu trữ hàng hóa. Từ đó giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý hàng hóa của mình hơn, và sẽ không phải mất nhiều thời gian để triển khai tất cả mọi việc.

>>> Bài viết bạn nên xem: 

Lợi ích khi thực hiện quản lý kho hàng theo quy trình

Như đã nhắc đến ở trên về một số lợi ích khi thực hiện quản lý kho hàng có quy trình cụ thể. Đồng thời còn có những lợi ích thiết thực được kể đến chi tiết như sau:

+ Giúp mọi hoạt động triển khai trong kho hàng hóa trở nên xuyên suốt và dễ dàng quản lý hơn.

+ Chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt được mọi hoạt động trong kho hàng hóa, số lượng đi kèm chất lượng hàng hóa được nhập vào kho.

+ Những hình thức hoạt động trong kho được phụ trách nhiệm vụ riêng, cũng sẽ đảm bảo trách nhiệm của mỗi nhân viên phụ trách. 

Lợi ích khi thực hiện quản lý kho hàng theo quy trình

Lợi ích khi thực hiện quản lý kho hàng theo quy trình

+ Tiết kiệm được thời gian lẫn nhân lực và những chi phí phát sinh liên quan khi thực hiện lưu kho hàng.

+ Tạo sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng khi hợp tác

Quy trình nghiệp vụ quản lý kho hiện nay

Quy trình quản lý kho sẽ được chia thành 3 hình thức cụ thể được kể đến như sau: 

1. Quản lý mã hàng 

Để thực hiện quản lý mã hàng thì bạn cần phải triển khai theo các bước sau đây:


+ B1: Bộ phận phụ trách mã hàng sẽ tiếp nhận thông tin từ quản lý, phòng kế hoạch về việc xóa hoặc thêm mã hàng.

+ B2: Người phụ trách mã hàng sẽ đối chiếu thông tin cụ thể

+ B3: Triển khai cập nhật thông tin mã hàng theo yêu cầu đề ra

+ B4: Thông báo sự thay đổi mã hàng cho các bộ phận có trách nhiệm thông báo

Quy trình nghiệp vụ quản lý kho hiện nay

Quy trình nghiệp vụ quản lý kho hiện nay

2. Quản lý các hoạt động nhập kho

Bộ phận quản lý hoạt động nhập kho sẽ thực hiện các bước như sau:


+ B1: Thông báo kế hoạch nhập nguyên vật liệu cho bộ phận phụ trách như kế toán, kho, phòng kế hoạch…

+ B2: Kiểm tra và đối chiếu hàng hóa khi được nhập vào và tiến hành kiểm tra chất lượng. Sau khi hoàn thành thì thực hiện tiếp nhận hóa đơn từ đơn vị nhập.

+ B3: Lập phiếu nhập kho và tiến hành sắp xếp các vật liệu được nhập vào đúng khu vực theo yêu cầu.

+ B4: Hoàn thành nhập kho và cập nhập thông tin vào hệ thống quản lý kho hàng. 

3. Thực hiện quy trình quản lý xuất kho

Quy trình thực hiện quản lý xuất kho được thể hiện như sau:

+ B1: Gửi văn bản yêu cầu xuất hàng: Bộ phận phụ trách gửi lệnh thực hiện xuất kho hàng cho kế toán hoặc bộ phận phụ trách.

+ B2: Kiểm tra hàng tồn kho: Kế toán sẽ thực hiện kiểm tra hàng tồn kho và nếu có đầy đủ hàng hóa trong kho thì sẽ tiến hành cho xuất kho. 

Thực hiện quy trình quản lý xuất kho

Thực hiện quy trình quản lý xuất kho

+ B3: Thực hiện lập phiếu xuất kho hoặc hóa đơn bán hàng: Căn cứ dựa vào thông tin của đơn hàng để lập phiếu xuất kho và gửi cho thủ kho phụ trách tiến hành xuất kho. Trong quy trình này thì kế toán sẽ được in thành 3 hoặc nhiều liên khác nhau: 1 cho thủ kho, 1 bên giao nhận hàng, 1 liên còn lại là kế toán sẽ tự giữ.

+ B4: Thực hiện xuất kho: Thủ kho dựa vào thông tin được gửi xuất kho để tiến hành xuất hàng hóa ra ngoài kho.
+ B5: Cập nhật thông tin đã xuất kho vào hệ thống và lưu lại thông tin cụ thể lượng hàng hóa còn dư lại. 

Trên đây là toàn bộ quy trình nghiệp vụ quản lý kho hàng đơn giản và chuẩn xác nhất mà bạn có thể tham khảo qua để áp dụng nếu như thấy phù hợp với mô hình của mình đang triển khai. Nếu trong quá trình tìm hiểu mà có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp một cách trọn vẹn nhất thì hãy nhanh chóng để lại phần câu hỏi của mình dưới ô bình luận sau bài viết này nhé, hoặc liên hệ ngay với Lưu Hồ Sơ khi cần thuê kho bãi lưu hàng hóa nhé.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

– Địa chỉ: B6 Khu Biệt Thự, Thanh Đa, Phường 27, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam

– Điện thoại: 0286 258 9547 – 0286 258 9548

– Email: Hotro_khohoso@vinamoves.com

Biên tập bởi: Le Nam
Nguồn: http://luuhoso.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1800 9224